Học
sinh bỏ học – bỏ tiết… được tổ trực ghi nhận đầy sổ. Đến giờ sinh hoạt
chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm rất khổ tâm. Làm sao cho học sinh có ý
thức học tập? có động cơ học tập đúng đắn? Kết hợp với gia đình – đó là
việc làm trước mắt. Nhiều giáo viên chủ nhiệm đã đến từng nhà học sinh,
tìm hiểu hoàn cảnh từng nhà, gặp được nhiều phụ huynh. Nhưng qua trao
đổi, những người dân chân chất thật thà ấy đều có chung suy nghĩ : cố
làm cho có tiền và chu cấp cho đầy đủ khi con đến trường. Như vậy là đã
thực hiện đầy đủ bổn phận của cha mẹ đối với con. Họ không quan tâm đến
đồng tiền đó được con sử dụng như thế nào? và nhất là họ không quản lý
được giờ giấc của con em mình. Họ nghĩ rất đơn giản : đã có nhà trường
giáo dục rồi, họ không còn quan tâm nữa.
Thật
ra cũng không thể trách được những suy nghĩ nông cạn của những phụ
huynh ấy. Họ có giao tiếp nhiều với xã hội bên ngoài đâu? Suốt ngày chỉ
biết quanh quẩn ruộng vườn. Tối về xem tivi qua các chương trình giải
tri như phim truyện, cải lương, mấy ai xem thời sự hay các chương trình
giáo dục …
Vì
vậy, vai trò của đoàn thể, chính quyền địa phương rất quan trọng trong
việc tuyên truyền giáo dục người dân vì đoàn thể ở gần dân nhất, hiểu rõ
tâm tư nguyện vọng của người dân và từ đó tác động vào để người dân có
suy nghĩ tích cực hơn, có động cơ cho con học tập đúng đắn hơn. Và cũng
từ đó nâng cao được dân trí làm cơ sở để người dân áp dụng khoa học kỹ
thuật vào đời sống – nâng cao đời sống cho mình, góp phần làm cho xã hội
phồn vinh.
Muốn
xã hội tiến bộ phải ưu tiên giáo dục. Nhưng chỉ có nhà trường thôi chưa
đủ mà phải toàn xã hội cùng nhau kết hợp tạo nên một xã hội có tinh
thần học tập. Có như thế mới mong thoát khỏi tình trạng học sinh bỏ học
như hiện nay.
vai trò chủ đạo trong giáo dục.
Trường tôi cũng vậy thôi- từ xưa đến nay vai trò lãnh đạo
luôn đóng vai trò quan trong trong phát triển-tầm nhìn gd của lãnh đạo cũng ảnh
hưởng lớn tới gd .
Lãnh đạo nói con tôi nếu giáo viên chủ nhiệm cho hạnh kiểm
khá (vì tội ít nói,k sôi nổi) thì chỉ xếp loại khá thôi
Cuối khoá xét thi vào THPT sẽ mất đi nửa điểm
Theo bạn tư tưởng vậy thì làm sao mà khá cho gd quê hương
một thời máu lửa đây?
Nhưng may mà con tui cũng có ý thức học = tôi khẳng định con
tôi mà k vào đc cấp 3 thì cả trường may ra có 3-4 em vào đc. Vậy một trườn có
3-4 em vào cấp 3 thì còn gọi là gd nữa hay k? Tóm lại k tiền dân đóng ít thì gd
chỉ có vậy
Hiẹu phó trường mình lúc nào cũng nói lặp đi lặp lại câu”
tất cả chúng ta làm là để nuôi vợ nuôi con” “ làm đúng thì k sợ gì”
Đằng rằng gd làm đúng là tốt nhưng làm đúng hết giờ lượn thì
chắc gì đã tốt
Mình cũng buồn lắm khi làm gd= gd quê mình còn yếu k xứng
đáng với truyền thống cách mạng quê hương= nhiều lúc định viết bài vào blog
xong nghĩ lại làm ô uế trang thơ quê hương
Theo bạn có cách gì giải quyết- cảm ơn cô giáo đã ghé chơi