Thông thường một người khi nhiều tuổi được cho là đã già. Mọi người đa số đều chấp nhận như thế!
Nhưng có phải ai nhiều tuổi cũng đều đã già không? hay là những kẻ ít tuổi là trẻ? Nếu thế thì tại sao đâu đó ta thường thấy những câu nói đại loại như: người ấy lớn tuổi nhưng sao cư xử như trẻ con thế? hoặc cô ta (cậu ta) trông trẻ thế mà đã già dặn ghê,....
Như vậy theo bạn thì ranh giới giữa trẻ và già là như thế nào? Mọi người nhìn vào tuổi tác để phán đoán tính cách già - trẻ là chỉ hình thức bên ngoài, còn già - trẻ trong tâm hồn thì không ai có thể biết chính xác được?
Theo tôi tâm hồn luôn trẻ đó mới chính là sức sống của con người và nó quyết định sự thành bại trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Và ta đừng bao giờ đánh mất nét hồn nhiên vui vẻ trong mỗi con người chúng ta dù đã sống nhiều năm trong cuộc sống với bao cạm bẩy của cuộc đời. Chính những phút hồn nhiên vui vẻ ấy giúp ta có thêm nghị lực để bước qua những chông gai trên đoạn đường ta đã và sẽ bước qua. Đừng bao giờ tự làm cho mình già đi.
Tôi thành thật xin lỗi với những ai đó không cùng chung suy nghĩ này, có thể bạn cho là vớ vẩn, nhưng bạn ạ riêng với tôi nó thật ý nghĩa đấy.
Nhưng có phải ai nhiều tuổi cũng đều đã già không? hay là những kẻ ít tuổi là trẻ? Nếu thế thì tại sao đâu đó ta thường thấy những câu nói đại loại như: người ấy lớn tuổi nhưng sao cư xử như trẻ con thế? hoặc cô ta (cậu ta) trông trẻ thế mà đã già dặn ghê,....
Như vậy theo bạn thì ranh giới giữa trẻ và già là như thế nào? Mọi người nhìn vào tuổi tác để phán đoán tính cách già - trẻ là chỉ hình thức bên ngoài, còn già - trẻ trong tâm hồn thì không ai có thể biết chính xác được?
Theo tôi tâm hồn luôn trẻ đó mới chính là sức sống của con người và nó quyết định sự thành bại trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Và ta đừng bao giờ đánh mất nét hồn nhiên vui vẻ trong mỗi con người chúng ta dù đã sống nhiều năm trong cuộc sống với bao cạm bẩy của cuộc đời. Chính những phút hồn nhiên vui vẻ ấy giúp ta có thêm nghị lực để bước qua những chông gai trên đoạn đường ta đã và sẽ bước qua. Đừng bao giờ tự làm cho mình già đi.
Tôi thành thật xin lỗi với những ai đó không cùng chung suy nghĩ này, có thể bạn cho là vớ vẩn, nhưng bạn ạ riêng với tôi nó thật ý nghĩa đấy.
- Khái niệm "già" ,"trẻ" là một khái niệm mờ , có tính chất địa phương chỉ có thể mô tả đựoc ở trong một phạm vi nào đó .Vậy xin tham luận với chị Tuyết Khanh như sau: Trong suốt một cuộc đời của con ngừoi mọi thứ đều đựoc thể hiện trong hai không gian: Không gian thứ nhất có thể gọi là không gian thực : nó chứa đựng tất cả những gì nhìn thấy sờ thấy , cân đông đo đếm đựoc ước lựong đựoc. Nếu nhìn vào không gian này của một con ngừoi mà đưa ra những tiêu chí thì viẹc đánh giá Già hay trẻ không khó khăn gì Không gian thứ hai không nhìn thấy đựoc, không đo đựoc cũng khó mô tả nhưng có thể cảm nhận đựoc , hiểu đựoc tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào chất xám trong mỗi con ngừoi , phụ thuộc vào sự rung cảm cúa mỗi trái tim con ngừoi và phụ thuộc vào mức độ rông hay hẹp của không gian thực. Có thể gọi không gian này là ko gian logíc. nếu nhìn vào không gian này mà phân biệt già hay trẻ thì ngừoi đời khó lý giải. VD : có ngừoi tuổi già nhưng cách sông như tuổi trẻ , có ngừoi tuổi trẻ nhưng có lối sống như ngừoi nhiều tuổi; vv.. NHư vậy thật khó phải không chị Tuyết Khanh. . Còn như chị Phải chăng là chị già không đều?
- cái quan trọng nhất là làm sao để vui,khỏe mỗi ngày thì tâm hồn sẽ trẻ và lúc đó tuổi tác chỉ là những con số hư vô thôi
- uhm.thống nhất là như vậy.nhưng sao thấy sao sao ấy.theo tôi thì khoảng cách giữa người già và trẻ là phong cách sống,khả năng nhận thức,khả năng ứng xử trong xã hội.thường trong cuộc sống thi ta dễ bị lầm tưởng khi đánh giá bề ngoài.bởi vì đó chỉ là hình thức.trong cuộc sống thì không quan trọng đến tuổi tác cô ạ