Chuyện kể rằng
Có hai cô gái cùng học trường CĐSP của một tỉnh, chơi rất thân với
nhau. Ngày ra trường cùng công tác chung một trường. Tình thân lại càng
thân hơn khi cô này trở thành chị dâu của cô kia.
Thắm thoát qua hơn mười năm gia đình hòa thuận ( ít nhất nhìn bên ngoài
mọi người đều đánh giá như thế). Bà con hàng xóm đều khen nhà có được
một cô dâu đảm đang. Đồng nghiệp lúc nào cũng mong muốn được như vậy vì
cô luôn đạt danh hiệu thi đua của phụ nữ hai giỏi.
Nhưng cách đây khoảng ba năm thì dư luận lại râm ran chồng cô có tư
tình bên ngoài. Đa số không ai tin vì cô vừa đẹp người, đẹp nết, chịu
thương chịu khó lo cho gia đình bên chồng không phân biệt là bên chồng
hay bên ruột, khó tìm đâu ra người như thế. Nhưng rồi việc cũng vở lở ra
khi tập thể hay tin cô mang một căn bệnh nan y ( bướu gan) và đồng thời
tin cô ly dị cùng chồng. Cả trường buồn thay cho cô. Cô em chồng lại
càng buồn hơn vì không khuyên nhủ được anh mình.
Lúc đó thì một tin mừng đến với mọi người. Cha mẹ chồng của cô không
đồng ý cho con dâu và cháu nội ra đi. Giấy trắng mực đen ký vào yêu cầu
con dâu và cháu nội ở lại cùng gia đình, con trai thì đi ra khỏi nhà
cùng một số tài sản được chia cho. Mọi người nghĩ rằng đã gặp được một
gia đình hiền đức sống có tình người. Ai cũng vui mừng chúc tụng cô.
Thêm một năm làm dâu, không có chồng bên cạnh. Dù đang bệnh nhưng cô
vẫn đảm đang mọi việc trong nhà. Gia đình xây một ngôi nhà hoành tráng
nhất ở địa phương ( gần như là một biệt thự). Có dư luận cho rằng cha mẹ
già nên muốn xây nhà cho con dâu và cháu nội. Mọi người ai cũng mừng
cho cô có phước. Khi nhà xây gần xong, chuẩn bị mừng tân gia thì cô con
dâu không được đặt chân đến ngôi nhà lớn đó. Chuyện chưa dừng lại ở đây.
Một buổi tối sau đêm Nguyên tiêu, cả anh, chị, em, cậu, dì, cha mẹ của
chồng ( trong đó không có cô em chồng cùng dạy chung) và cả người chồng
đã ly dị cùng về ở ngôi nhà cũ mà mẹ con cô và cô em chồng kia đang ở
gây chuyện, đánh đuổi mẹ con cô ra khỏi nhà ngay trong đêm tối.
Khi hay tin dữ trên đồng thời còn nhận thêm một tin nữa là tất cả tài
sản mà trước đây cha mẹ chồng cho vợ chồng cô đã được sang tên cho cha
chồng hết. Nói chung hiện tại cô không có một chút tài sản nào ngoài hai
đứa con trai cùng bị đuổi ra khỏi nhà với cô trong đêm tối.
Cô em chồng đã khuyên nhủ gia đình rất nhiều, nhưng không được gì mà
hiện cô còn đang bị anh, chị em cô bảo là " ruột bỏ ra da bỏ vào" và cô
cũng không yên với gia đình ruột của mình. Cô em chồng cùng đến ở với
chị dâu.
Đứng trước tình hình trên, dư luận bức xúc cho hoàn cảnh của ba mẹ con
cô giáo, tập thể giáo viên và học sinh trong trường đã cùng nhau động
viên, giúp đỡ, hỏi tạm đất và cất cho mẹ con cô một mái nhà nhỏ có nơi
nương náu cho con ăn học và mẹ công tác để nuôi con. Hình ảnh những em
học sinh sau buổi học nán lại để cùng nhau khiêng từng ky đất đắp nền
nhà cho cô, giáo viên chặt cây, đẽo gỗ để cùng nhau dựng nhà,... không
ai mà không mũi lòng.
Mừng thay tuy bị gia đình chồng bạc đãi nhưng cô vẫn còn tập thể lo
lắng, động viên an ủi, học sinh thương yêu cô. Tuy cuộc sống không đầy
đủ, dư giả về vật chất nhưng tình cảm của mọi người dành cho cô thật
giàu có, không có gì có thể mua được.
Thắm thoát mà đã hai năm trôi qua, con trai lớn của cô giáo đã được
người bà con mang về Saigon cho học ở một trường THPT có uy tín. Công
đoàn trường tạo điều kiện để cô có thêm thu nhập qua việc giữ xe học
sinh của trường. Được mọi người giúp đỡ cuộc sống của chị em cô đã ổn
định. Phía nhà chồng cô cũng cho chở đến tivi, tủ lạnh, máy giặc, đi
văng,… hình như họ sợ con cháu họ không thể “ nếm mật nằm gai” nổi.
Chuyện không có gì phải nói nếu như mọi việc đều diễn ra theo trật tự như hai năm qua. Câu chuyện mới lại bắt đầu từ đây.
Số là phần đất mà tập thể mượn để cất nhà cho cô giáo ở là đất của mẹ
cô nhân viên trong trường.Những ngày đầu chị em gần gũi thân thiết nhau.
Thấy lương nhân viên quá thấp, cô giáo thủ thỉ khuyên cô nhân viên nên
xin bán căn tin của trường để có thêm thu nhập. Mà ác nỗi người đang bán
căn tin của trường lại là em ruột của cô nhân viên này. Ngoài việc bán
buôn này ra thì cô em này không có việc làm nào khác. Vậy là xảy ra
chuyện thị phi. Cô nhân viên xin với công đoàn trường tạo điều kiện cho
cô được thêm thu nhập qua giữ xe trong trường vì lúc này giáo viên đã
hưởng thêm phụ cấp thâm niên. Đôi co xảy ra, cuối cùng thì vẫn như cũ.
Cô em chồng là BGH của trường hình như qua việc này đã có sự mâu thuẫn.
Trong công tác cô nhân viên bắt đầu biết thế nào là sự khó khăn. Dù cô
nhân viên đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nhưng không bao
giờ vừa được lòng của BGH. Công đoàn, tập thể giáo viên cũng lên tiếng
bênh vực, nhưng không qua được quyền lãnh đạo. Nước mắt lại rơi. Không
khí của nhà trường u uất. Chị em cô giáo không tiếc lời ra tiếng vào ơn
sâu nghĩa nặng với cô nhân viên nào là bênh vực, nào là bao che,… nhưng
thực chất là những hành vi mọi người nhìn vào đều hiểu.
Hai chị em cô đã xây một nhà ở khang trang, đẹp đẽ mà nhiều người khá
giả ở địa phương hằng mơ ước. Và đáng nói hơn là căn nhà mà trước kia
tập thể chung tay xây dựng cho cô giờ được cô để lại cho chủ đất với giá
mười triệu đồng.
Việc gì đến phải đến. Hết nhiệm kỳ BGH, cấp trên xuống lấy phiếu tín
nhiệm, cả 3 vòng từ Chi bộ, Ban lãnh đạo trung tâm và tập thể giáo viên,
cô em chồng đã mất đi gần 60% số phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm lại. Lúc
này cô em chồng điên cuồng, lồng lộn lên, cho rằng tập thể đã nghe lời
xúi dục của kẻ xấu để hại cô. Cô nhờ vào sự quen biết, thế lực để cố
giữ vị trí của mình ở trường. Trong thời gian chờ bổ nhiệm lại, cô ta
dùng uy lực của mình mà “hành hạ” những người mà cô cho là đã không ủng
hộ cô qua những phân công tản mạn, giờ giấc rối rắm, công việc kiêm
nhiệm không phù hợp hoàn cảnh từng người,…và nhất là ghi chép những việc
vặt vãnh để trừ điểm thi đua,đánh giá công chức cuối năm học…
Dù sao thì lãnh đạo cấp trên cũng không thể để tình trạng này xảy ra
mãi. Cuối cùng cũng phải điều cô về phụ trách công tác phổ cập của một
trường thuộc biên giới trong khu vực. Nghe đâu, cô giáo kia cũng đang
làm đơn xin chuyển công tác theo cô em chồng.
Không biết ở đơn vị mới, hai chị em cô giáo đó có thấy được vì sao tập thể không tín nhiệm mình nữa không?
Cũng cái danh và lợi !
Trả lờiXóaMua danh ba vạn bán danh ba đồng ! Thế thôi ! hi hi .....
tất cả cũng chỉ vì cái danh mà thôi.
Xóaở trường học lâu lâu lại bỏ phiếu, mô hình này cũng hay bởi bỏ phiếu để bầu ra người tài giỏi để lãnh đạo công đoàn, để đề xuất với phòng giáo dục người làm Hiệu trưởng nhiệm ký đến ... mộc ghé thăm và chia sẻ nhé!
Trả lờiXóaviệc làm này rất có ích nhưng với một tập thể công tâm, nếu tập thể đó vì nhóm lợi ích thì cũng chẳng ăn thua gì đâu.
XóaEm không hiểu rõ lắm nội tình nhưng qua thời gian nếm trải đủ mọi gian truân để giành giật sự bình yên của cuộc sống em hiểu rõ một điều là " tình người" chỉ có thể mua đc bằng thật nhiều tiền - càng nhiều tiền càng tốt chị ạ ! Chua chát quá phải không ?
Trả lờiXóacó thể đúng như vậy. nhưng có khi có thật nhiều tiền vẫn không mua được tình cảm chân thật của con người.
XóaLuôn vui em nhé.
Tập thể nào cũng có những cá nhân, tập thể.... rắc rối chị nhỉ? nghe ba chuyện ấy em nhúc đầu quá chị ạ...Mong cuộc sống luon bình yên, mọi người hòa thuận đoàn kết bên nhau
Trả lờiXóaAi cũng muốn an phận, bình yên và tập thể lúc nào cũng vui vẻ, hòa thuận. Nhưng nếu chỉ cần một người có tính ích kỷ thì sẽ xảy ra biết bao chuyện rắc rối...
Trả lờiXóa